Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể gây tử vong nếu không biết cách phòng tránh. Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? Cách phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não như thế nào? Là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về căn bệnh tai biến mạch máu não và cách phòng và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Có thể bạn quan tâm:
* Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?
Để trả lời cho câu hỏi bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không chúng ta cùng đi tìm hiểu về tai biến mạch máu não là gì?
+ Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn, tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
+ Các triệu chứng đột ngột của tai biến mạch máu não
>> Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người
>> Đột ngột nhìn không rõ (thị lực giảm sút)
>> Đột ngột không cử động được chân tay.
>> Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
>> Đầu đau dữ dội
+ Nguyên nhân của bệnh tai biến mạch máu não
>> Cao huyết áp: được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Những người có tiền sử huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 2,5 lần so với những người không có bệnh.
>> Xơ mỡ động mạch: do có mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại và đóng thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ hoặc chạy lên cao làm tắc các mạch máu phía sau, gây tai biến.
>> Bệnh tim: Tim đập không đều (loạn nhịp tim, bệnh rung nhĩ) hoặc van tim bị hẹp... làm máu không lưu thông tốt, phần máu ứ đọng đóng lại thành cục máu đông trong tim. Một mảnh của cục máu này có thể vỡ ra trôi theo dòng máu lên não sẽ mắc kẹt lại tại đó làm tắc nghẽn mạch máu não.
>> Bệnh mạch máu nhỏ: ở người tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm không chữa trị tốt, các động mạch nhỏ trên não bị hư hỏng và tắc nghẽn không cấp máu cho não được nữa cũng gây thiếu máu não.
>> Xuất huyết não - chảy máu não: Mạch máu trong não bị vỡ, máu không đến nuôi não được mà chảy tràn ra chèn ép vào não làm não bị hư hại. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây vỡ mạch máu não, xảy ra khi tăng huyết áp lâu ngày không chữa trị tốt. Huyết áp, tức là áp lực máu chảy trong mạch máu tăng cao lâu ngày làm mạch máu thường xuyên bị căng, dẫn tới rạn nứt, tổn thương thành mạch máu, tạo ra các chỗ phình nhỏ, đến một lúc nào đó sẽ vỡ ra gây tai biến.
>> Hút thuốc lá cũng được xem là một tác nhân quan trọng khác bởi cứ 5 người bị tai biến thì có 1 người hút thuốc nhiều.
>> Các nguyên nhân khác: Dị dạng mạch máu não, thoái hóa mạch máu não, u não, bệnh máu khó đông, bệnh tiểu đường...
Cao huyết áp thủ phạm của tai biến mạch máu não
+ Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
Bệnh tai biến mạch máu não rất nguy hiểm và được giới y học đánh giá là căn bệnh "sát thủ" đối với những người mắc phải căn bệnh này. Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh có thể chỉ xuất hiện trong vài giây hoặc vài giờ do sự rối loạn tuần hoàn não, khiến máu không lưu thông được dẫn đến tình trạng ngừng trệ khiến các mạch máu não bị vỡ. Bệnh nhân có thể sẽ tử vong nhanh chóng hoặc bị hôn mê lâm sàng, thời gian và mức độ hôn mê càng sâu, tỷ lệ dẫn đến tử vong càng cao.
+ Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?
Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị được nếu kiên trì và áp dụng đúng các biện pháp sau đây:
>> Chế độ dinh dưỡng: bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đang trong quá trình điều trị cần được bổ sung các chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây, tăng chế độ dinh dưỡng vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo, điều trị huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường. Người nhà bệnh nhân tai biến mạch máu não cần cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày, thức ăn có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ phù hợp với việc nhai của bệnh nhân tai biến.
>> Thực hiện lối sống khoa học: Liệu pháp thay đổi lối sống cũng bao gồm các biện pháp khác như: không hút thuốc lá, Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ( mỗi ngày bệnh nhân nên tập khoảng ít nhất 20 phút) sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, cần phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc, điều trị rối loạn lipid máu; kiểm soát trị số huyết áp (dưới 140/90mmHg).
>> Người bị huyết áp cao nên tập thể dục phải kéo dài ít nhất 30 phút/ ngày.Cường độ luyện tập vừa phải, chỉ nên tập nhẹ nhàng, lấy dai sức làm chính, không phải thở hổn hển sau khi tập vì tim đã phải chịu gánh nặng thường xuyên do áp lực máu tăng cao nay lại phải chịu thêm gánh nặng mới do tập với cường độ cao hoặc quá cao thì mạch sẽ càng nhanh hơn, huyết áp sẽ càng tăng cao có thể sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não nhất là với mạch máu não hoặc làm cho cơ tim phải làm việc nhiều hơn, tim sẽ càng to ra nhanh hơn đồng nghĩa với đó là những hậu quả càng phức tạp.
>> Kết hợp sử dụng thuốc Bi-cozyme và Super Power Neuro Max: Hiện nay bi-cozyme, rutozym là 2 sản phẩm được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng cho việc điều trị sau đột quỵ vì nó mang lại hiệu quả rất cao.
Trong quá trình chữa trị bệnh tai biến mạch máu não, quan trọng nhất là giai đoạn chăm sóc phục hồi cho người bệnh tại nhà. Người thân cần kết hợp giúp bệnh nhân luyện tập, vận động và một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chi phí chữa trị bệnh tai biến mạch máu não không quá cao bởi quan trọng nhất là ý thức của bệnh nhân với sự kiên trì của người thân giúp bệnh nhân vượt qua cú sốc về tinh thần, có ý phối hợp để điều trị.
* Cách phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não như thế nào?
Tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán trước, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ. Người trên 50 tuổi, và có yếu tố nguy cơ đột quỵ cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ như: Cục máu đông, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mạch máu nhỏ,…
Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc chống đông ở người bị rung nhĩ mạn tính. Tiến hành đặt stent động mạch cảnh khi hẹp trên 75%, hoặc mổ bóc nội mạc động mạch cảnh, nút coils phình mạch, nút ổ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) để tránh nguy cơ nhồi máu não hoặc chảy máu não.
Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mãn tính, có thể dùng bi-cozyme hoặc Super Power Neuro Max. Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.
Chúc các bạn và gia đình luôn có sức khỏe dồi dào và hạnh phúc!