Bạn đang đặt stent mạch vành, bạn đang thắc mắc với câu hỏi đặt stent mạch vành được bao lâu? Đặt stent mạch vành được chỉ định cho bệnh nhân bị hẹp, tắc mạch vành. Đây là can thiệp tim mạch được thực hiện khá phổ biến, giúp tái tưới máu cho cơ tim tốt hơn trong mọi điều kiện hoạt động gắng sức của bệnh nhân. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân xuất viện chỉ sau 1 đến 2 ngày, trở lại hoạt động bình thường. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem đặt stent mạch vành được bao lâu.
* Đặt stent mạch vành được bao lâu?
Tuổi thọ của một stent mạch vành tùy thuộc vào loại stent mà bạn lựa chọn. Nhưng nhìn chung hầu hết các loại stent có tuổi thọ khá dài. Nếu chăm sóc tốt, một stent có thể tồn tại trong cơ thể bệnh nhân tới hàng chục năm, thậm chí cả đời mà không cần đặt lại.
Thực chất, đặt stent mạch vành chỉ là một phương pháp điều trị giải quyết tình trạng tắc nghẽn dòng máu trong lòng mạch chứ không tác động vào yếu tố chính gây tắc hẹp mạch vành là xơ vữa mạch. Bởi vậy, cách chăm sóc sau phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của stent. Có những người sau 10 - 15 năm đặt stent vẫn không có triệu chứng gì, nhưng có những người mới đặt khoảng 6 tháng đã có hiện tượng tái hẹp trở lại.
Tuy nhiên, tùy từng loại stent cũng như cách chăm sóc sau khi đặt stent của mỗi người mà hiệu quả có sự khác nhau:
+ Stent kim loại trần: là stent mạch vành thế hệ đầu tiên, nó có khả năng làm giảm nguy cơ tái hẹp sau thủ thuật xuống khoảng 20% - 30% trong 12 tháng. Và có khoảng 1/4 người bệnh gặp tình trạng tái hẹp động mạch vành trong vòng 6 tháng.
+ Stent có phủ thuốc chống tái hẹp thế hệ mới: làm giảm nguy cơ tái hẹp mạch sau thủ thuật hiệu quả hơn, chỉ còn dưới 10 % trong 4 - 5 năm theo dõi. Đây là lựa chọn điều trị tốt cho những người bệnh có nguy cơ cao tái tắc nghẽn động mạch vành, nhất là bệnh nhân mắc kèm đái tháo đường.
+ Stent mạch vành tự tiêu: được cấu tạo bằng một khung polyme đặc biệt có thể hòa tan hoàn toàn trong động mạch trong khoảng 3 - 5 năm, sau đó trả lại lòng mạch với đặc tính tự nhiên, cho phép mạch máu khôi phục lại các chức năng và hoạt động như bình thường, thì nguy cơ tái hẹp sau đặt stent là rất nhỏ chỉ từ 1-2 %.
Dù là với loại stent nào, thì yếu tố quan trọng nhất quyết định tuổi thọ của một stent chính là việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh sau đặt stent của người bệnh. Điều này có thể giúp bạn chung sống khỏe mạnh với một stent mạch vành trong nhiều năm, thậm chí là vĩnh viễn mà không cần phải can thiệp lại.
* Tại sao phải đặt stent động mạch vành
Thủ thuật nong động mạch vành được sử dụng để điều trị một loại bệnh tim được gọi là bệnh xơ vữa động mạch vành. Xơ vữa là sự tích tụ lâu dần của các mảng bám lại trong động mạch vành. Động mạch vành là động mạch cấp máu đến nuôi dưỡng cơ tim, khi mảng xơ vữa được hình thành làm hẹp lại lòng động mạch vành, khiến cho lượng máu đến cơ tim bị thiếu. Đôi khi mảng xơ vữa bị bung ra hình thành lên cục máu đông bít tắc 1 hoặc nhiều nhánh động mạch vành gây cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, thủ thuật nong động mạch vành không phải dành cho tất cả mọi người mắc xơ vữa động mạch vành. Tùy từng vị trí và mức độ hẹp, bệnh nhân sẽ được chỉ định có đặt stent hay không và sẽ đặt 1 hay nhiều stent. Dưới đây là một số trường hợp chỉ định đặt stent mạch vành:
Thông thường trong bệnh viện các bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent mạch vành cho những bệnh nhân có hẹp mạch vành > 70%. Tuy nhiên bệnh mạch vành tiến triển theo thời gian, những mảng xơ vữa sẽ tăng lên hàng ngày, 1 stent mạch vành chỉ giải quyết được 1 đoạn hẹp. Mà đa số người bệnh bị bệnh khi đã mắc xơ vữa động mạch thì sẽ không hẹp 1 điểm mà hẹp rất nhiều điểm trong lòng động mạch vành với các mức độ khác nhau, vậy nên không thể đợi các đoạn khác tiến triển đến 70% rồi lại đặt stent được. Do đó, cần đi thăm khám để được bác sĩ có chỉ định kịp thời.
Trường hợp cấp bách, nguy hiểm đến tính mạng, phương pháp đặt stent luôn được ưu tiên, đó là khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim, mạch vành bị bít tắc đột ngột, máu không đến và nuôi dưỡng tim được, gây hoại tử tim. Trong trường hợp nhồi máu cơ tim, kết hợp việc điều trị bằng thuốc tối ưu, thủ thuật này là một biện pháp giúp tái tưới máu động mạch vành để hạn chế bớt vùng cơ tim tổn thương do thiếu máu, đồng thời cũng giúp phòng tắc hẹp tái phát, hạn chế cơn đau thắt ngực trở lại, giữ an toàn cho tính mạng.
* Chăm sóc sau đặt stent mạch vành để phòng ngừa tái tắc hẹp
Lối sống và chăm sóc bệnh sau khi phẫu thuật quyết định rất lớn đến tuổi thọ sau đặt stent mạch vành Vì vậy, để phòng chống nguy cơ tái tắc hẹp, tránh phải phẫu thuật đặt thêm stent mới người bệnh nên lưu ý một số điểm sau:
+ Tránh xa chất kích thích: Không hút thuốc, giảm uống rượu bia, chất kích thích vì đây là những thứ gây hại cho tim.
+ Lối sống lành mạnh: Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya. Điều quan trọng hơn là người bệnh nên giữ được tâm lý ổn định, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.
+ Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Thuốc chống đông, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, thuốc điều trị các bệnh mắc kèm khác (nếu có) như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Việc dùng thuốc cần phải duy trì thường xuyên theo chỉ định, không tự ý bỏ liều và nên uống thuốc vào đúng một thời điểm trong ngày để tránh quên liều. Nếu đi chơi xa hoặc đi công tác nên chuẩn bị sẵn thuốc mang theo bên mình để sử dụng.
+ Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn tăng cường rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám. Hạn chế mỡ, muối, nội tạng động vật, nên ăn cá thường xuyên. Chú ý không nên ăn quá no vì nếu ăn quá no sẽ làm chèn ép vào cơ hoành gây tăng nhịp tim. Không nên ăn cơm tối sau 18h vì có thể tăng áp lực cho tim, tốt nhất chỉ nên ăn nhẹ hoặc uống sữa. Nếu bị đái tháo đường thì cần phải tuân thủ theo đúng chế độ ăn dành cho người tiểu đường để kiểm soát chỉ số đường huyết.
+ Vận động thường xuyên: Người bệnh sau đặt stent nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đi bộ, yoga, bơi, thiền, chạy bộ, đạp xe,… Nếu đang tập mà thấy có dấu hiệu khó thở, đau ngực, mệt mỏi, choáng váng thì cần dừng lại và nghỉ ngơi. Những trường hợp người bệnh sau đặt stent trong độ tuổi lao động cũng nên từng bước thức nghi với dần dần, không nên lao động quá sức hoặc mang vác nặng, đặc biệt trong 1 tháng đầu tiên sau đặt stent.
+ Sử dụng thực phẩm hỗ trợ phòng bệnh mạch vành: Bên cạnh sử dụng thuốc chống đông và chăm sóc bản thân sau khi đặt stent,người bệnh có thêm một lựa chọn là sử dụng dược thảo thiên nhiên để cải thiện sức khỏe tim mạch, chống tái tắc hẹp và nâng cao tuổi thọ cho stent. Trong số rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho bệnh tim mạch phải kể đến sản phẩm BI-Cozyme của BNC medipharm. Các nghiên cứu ghi nhận được những công dụng nổi bật của sản phẩm với người bệnh tim mạch như: giảm mỡ máu, hạn chế hình thành mảng xơ vữa mạch, cải thiện dòng máu ra vào tim, phòng suy tim tiến triển,…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đặt stent mạch vành được bao lâu. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét