Bạn bị khó thở, bạn đang rất lo lắng, bạn không biết mình bị bệnh gì? Bị khó thở là triệu chứng của bệnh gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Khó thở là cảm giác khó chịu như bị ép, thắt chặt trong lồng ngực kèm theo tình cảnh khó khăn khi thở. Khó thở là tình trạng thường hay gặp đối với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu bị khó thở là triệu chứng của bệnh gì?
* Bị khó thở là triệu chứng của bệnh gì?
+ Triệu chứng ho khó thở: khi gặp dấu hiệu này nên nghĩ ngay đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi không hồi phục hoàn toàn, các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn là ho, khó thở và khạc đờm kéo dài. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu, ngoài ra còn do việc hít thở trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
+ Thở dốc: là hiện tượng gặp phải khi bạn không thể cân bằng lượng oxy hít vào và CO2 thở ra. Thở dốc thường kèm theo nhịp tim nhanh, khó thở và đây thường là triệu chứng của các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, hẹp van tim…hoặc các bệnh về phổi như viêm phổi, phổi tắc nghẽn hoặc bệnh hen phế quản mạn tính.
+ Thở hụt hơi: đây có thể là dấu hiện thường gặp khi bạn vận động gắng sức hoặc khi lo lắng căng thẳng cực độ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của loạn nhịp tim như ngoại tâm thu thất (bệnh nhân có nhịp tim sớm hơn bình thường hoặc lỡ nhịp tim) , các bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm…Yếu tố nguy cơ gây nên đó là các chất chứa cafein, thuốc lá, rượu bia…
+ Đau đầu khó thở: khi gặp tình trạng này, khả năng cao bạn đang có bệnh cao huyết áp hoặc hội chứng thiếu máu. Ngoài ra còn có thể do thiểu năng tuần hoàn não hoặc suy nhược thần kinh cũng gây nên những cơn đau đầu khó thở.
+ Đau bụng khó thở: triệu chứng này thường liên quan đến các bệnh lý dạ dày và gan như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân xơ gan cổ trướng, sưng gan hoặc sỏi mật mà nguyên nhân lớn gây nên là do chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học.
+ Thỉnh thoảng khó thở: nếu bạn thỉnh thoảng gặp vấn đề khó thở khi hoạt động mạnh thì không cần quá lo lắng, nhưng nếu gặp phải kể cả khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng thì đó cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh hô hấp hoặc tim mạch. Lúc này bạn cần chú ý theo dõi thêm các triệu chứng khác để có kết luận chính xác nhất.
+ Tức ngực khó thở: Tức ngực khó thở là triệu chứng của một số bệnh thường gặp sau đây:
- Tổn thương nhu mô phổi: bệnh nhân viêm phổi, ứ máu phổi cũng gặp tình trạng khó thở.
- Người bị thiếu máu: cũng gặp tình trạng khó thở do máu không cung cấp đủ oxy cho cơ thể
- Các bệnh nhân suy gan, suy thận, đái tháo đường cũng gặp triệu chứng tức ngực khó thở
- Yếu tố tâm lý: người bệnh thường xuyên bị lo âu, hồi hộp hoặc những người rối loạn chức năng thần kinh cũng gặp triệu chứng tức ngực khó thở.
- Hẹp đường hô hấp: bệnh nhân cảm thấy tức ngực khó thở do dị vật rơi vào đường thở, khó thở đột ngột kèm theo ho dữ dội, mặt tím tái, phải lập tức loại bỏ dị vật ra ngoài, người bệnh mới trở lại trạng thái bình thường.
- Rối loạn mỡ máu: đây là bệnh không chỉ gặp ở người béo phì mà còn xuất hiện cả ở những người gầy. Đây là nguyên nhân chính gây nên nhồi máu cơ tim và gây ra triệu chứng tức ngực khó thở. Nếu gặp tình trạng đau ngực nặng nề, dữ dội; cơn tức ngực kéo dài hơn 15 phút thì người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán nguyên nhân, phòng trường hợp bị nhồi máu cơ tim.
* Cách điều trị bệnh khó thở
Triệu chứng khó thở luôn làm cho người bệnh có giác mệt mỏi mà nếu không chữa trị ngay thì sẽ làm tình trạng bệnh lý nguy hiểm và khó chữa. Để phòng tránh và khắc phục, các bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
+ Như đã nêu ở trên, khó thở là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đây là căn bệnh phát triển âm thầm và rất nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời.
+ Cần kết hợp sử dụng thuốc cắt cơn nhanh và thuốc kiểm soát dài hạn như các thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm nhóm corticoid. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng Đông y, thảo dược cũng được sử dụng để làm giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở. Ngoài ra việc bỏ thuốc lá và tránh làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
+ Nếu nguyên nhân gây khó thở là các bệnh lý tim mạch, thần kinh, tiêu hóa thì bạn nên đến bệnh viện để có những xét nghiệm chẩn đoán chính xác và lời khuyên của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể. Khi cơn khó thở đến đột ngột thì bạn nên tìm một điểm tựa để dựa vào và cố gắng hít thở sâu, thở mím môi để kiểm soát tình trạng khó thở.
* Cách phòng tránh bệnh khó thở
+ Không hút thuốc lá, không uống nước chè hoặc cà phê
+ Hạn chế các thực phẩm có chứa Cholesterol vì có thể gây xơ vữa động mạch như: không ăn dầu, mỡ động vật; nội tạng động vật, lòng đỏ trứng. Nên ăn nhiều rau xanh và hạn chế uống rượu.
+ Phòng tránh các bệnh nêu trên bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao và có lối sống lành mạnh. Không nên để đến khi bệnh tật xảy ra thì mới tìm cách chữa trị.
Mách bạn:
Nếu những người hiện tượng khó thở mà liên quan đến các bệnh về tim mạch thì nên dùng sản phẩm Bi-Cozyme giúp phòng ngừa bệnh.
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét