Bệnh mạch vành là căn bệnh phổ biến hiện nay và thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi. Vậy bệnh mạch vành có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Bệnh mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Tim là 1 trong những cơ quan quan trọng nhất của con người. Khi tìm ngừng đập có nghĩa là người đó đã không còn sống nữa. Vì vậy tim rất quan trọng đấy các bạn, cần phải bảo vệ nó hàng ngày. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bệnh mạch vành và giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh mạch vành có nguy hiểm không?
* Tổng quan về bệnh mạch vành
+ Bệnh mạch vành là gì? Bệnh mạch vành hay còn gọi là xơ vữa động mạch là tình trạng bệnh lý gây ra do mạch máu vành tim bị tắc nghẽn khiến cho cơ tim rơi vào tình trạng thiếu oxy, từ đó gây nên những cơn đau thắt. Những biến chứng nguy hiểm có thể phát triển của bệnh như nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành:
Nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch vành là sự tích tụ của các mảng xơ vữa phía trong động mạch. Khi đó, động mạch vành bị eo hẹp lại, ngăn cản quá trình tuần hoàn máu về tim và từ tim đi đến các cơ quan khác. Trong trường hợp cơ thể hoạt động với cường độ cao, động mạch vành không kịp vận chuyển máu tới tim có thể tạo ra những cơn đau thắt ngực cho người bệnh.
+ Triệu trứng thường gặp của bệnh mạch vành
Biểu hiện lâm sàng của bệnh mạch vành thường thấy là những cơn đau thắt ngực xuất hiện đột ngột hoặc với tần suất lớn. Người bệnh sẽ có cảm giác ngực đau nhói như bị một vât gì đó đè nặng, bó chặt. Thỉnh thoảng, tình trạng thiêu đốt hay bốc hỏa tại trung tâm ngực bóp nghẹt gây cảm giác khó thở. Những cơn đau thắt tập trung từ hai bên lồng ngực ra phía sau, hai vai hoặc dọc hai cánh tay. Thêm vào đó, bệnh nhân thường thấy chóng mặt, hụt hơi, buồn nôn, xen vào đó là những cơn đau tim nhẹ.
* Biến chứng của bệnh mạch vành
+ Đột tử: Nếu lưu lượng máu đến tim bị chặn, người bệnh có nguy cơ bị đột tử.
+ Suy tim: Một trong những biến chứng bệnh mạch vành là suy tim. Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim không còn khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất dịch trong phổi, khó thở, sưng ở chân, gan hoặc bụng.
+ Nhồi máu cơ tim: Nếu các mảng bám trong động mạch bị vỡ, cục máu đông có thể hình thành. Tình trạng này rất có thể làm giảm hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim, gây nhồi máu cơ tim. Khi lượng máu cung cấp đến tim bị giảm, một phần cơ tim có thể bị hủy.
+ Đau ngực: Giảm lưu lượng máu trong động mạch vành đồng nghĩa với việc tim sẽ không nhận được đủ máu khi người bệnh gắng sức, gây đau thắt ngực. Bệnh nhân có cảm giác tức ngực bị bóp, đè chẹn sau xương ức hoặc phía bên phải quả tim. Cơn đau cũng có thể lan lên hai vai, lên hai bên quai hàm dưới ra phía trong tay trái, lên cổ.
+ Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim hay tim đập bất thường cũng là một biến chứng bệnh mạch vành. Nhịp tim bình thường của một người khỏe mạnh lúc nghỉ ngơi là 60 - 80 lần/phút. Đối với người bệnh mạch vành có thể phát triển 3 dạng rối loạn nhịp tim sau: Nhịp tim nhanh; Nhịp tim chậm; Rung nhĩ; Một số dạng rối loạn nhịp tim có thể làm cho tim mất khả năng bơm máu mà không có dấu hiệu cảnh báo. Điều này khiến tim ngừng đột ngột và gây tử vong nếu nhịp tim không được phục hồi ngay lập tức bởi thiết bị khử rung tim bên ngoài hoặc máy khử rung tim cấy ghép.
+ Các bệnh khác liên quan đến động mạch: Quá trình tích tụ của mảng bám trong động mạch vành cũng ảnh hưởng tới tất cả các động mạch khác trong cơ thể. Các động mạch cảnh ở cổ cung cấp máu cho não. Mảng xơ vữa trong các động mạch này có thể gây đột quỵ. Mảng bám ở những nơi khác có thể gây cản trở lượng máu mà động mạch cung cấp đến tay, chân hoặc các cơ quan quan trọng hay gây vỡ động mạch chủ, động mạch quan trọng nhất trong cơ thể.
* Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?
Từ những biến chứng của bệnh cho ta thấy được căn bệnh mạch vành khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy nếu phát hiện ra những triệu chứng của bệnh mạch vành chúng ta nên đến gặp ngay bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời.
* Cách phòng bệnh mạch vành
+ Không nên uống rượu.
+ Không nên hút thuốc và tránh hít thở khói thuốc thụ động.
+ Duy trì chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9 và số đo vòng eo dưới 88 cm.
+ Ăn những thực phẩm có lợi cho tim, hạn chế các loại thực phẩm có độ béo và lượng cholesterol cao.
+ Trong trường hợp bạn đã có những triệu chứng của bệnh động mạch vành, cần tránh lo lắng và muộn phiền.
+ Tránh những loại thực phẩm làm tăng huyết áp, giảm ngay việc ăn mặn nếu bạn đang bị chứng huyết áp cao.
+ Thường xuyên luyện tập những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày, như đi nhanh. Việc này sẽ hữu ích hơn cho bạn nếu được thực hiện vào tất cả các ngày trong tuần.
+ Khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân như thế nào để được bác sĩ tư vấn và chữa trị kịp thời.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh mạch vành có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nếu những người đang bị bệnh mạch vành thì nên dùng sản phẩm Bi-Cozyme giúp phòng ngừa bệnh.
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét