Bạn bị bệnh lý về tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch. Vậy làm gì để tốt cho tim mạch là câu hỏi của nhiều người. Hệ tim mạch là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong cơ thể. Bệnh tim mạch là một căn bệnh liên quan đến sự hoạt động quá sức của tim nên gây suy giảm khả năng làm việc của tim trong cơ thể, từ đó gây ra các bệnh như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim... Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm gì để tốt cho tim mạch.
* Làm gì để tốt cho tim mạch
1. Tăng cường vận động để bảo vệ tim mạch:
Tăng cường vận động. Khoa học hiện đại đã chứng minh, những người chạy bộ (ngoài trời hay trong nhà) đều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim 50 lần so với người lười vận động. Khi chạy bộ, máu sẽ được bơm, đẩy liên tục vì thế hệ tim mạch cũng được củng cố và khỏe mạnh hơn.
Mỗi ngày, bạn nên dành ra 30 phút để tập thể dục sẽ giúp khí huyết lưu thông, tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, hãy tập thể dục đúng cách và nên điều hoà nhịp thở của mình để tim có thể làm việc ổn định trong quá trình đưa máu lên não cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu thở không đều thì cơ thể sẽ thiếu không khí, làm tim đập mạnh và gây rối loạn tuần hoàn máu.
Duy trì thói quen leo cầu thang mỗi ngày khoảng 1 - 2 lần cũng sẽ giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch của bạn. Nếu không quá bận rộn thì bạn nên hạn chế sử dụng thang máy mà chuyển sang đi thang bộ để giúp điều hoà nhịp thở và nhịp tim tốt hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả tối đa, các bạn nên chú ý tập luyện phù hợp với sức khỏe, bổ sung nước đầy đủ và đặc biệt là chú ý kĩ thuật khi vận động nhé. Vậy còn chần chờ gì nữa còn không lên lịch chạy bộ đi nè. Mách nhỏ cho các bạn nhé, hơn 90% trường hợp biến cố tim mạch là ở tình trạng nghỉ ngơi chứ không phải trong lúc vận động.
2. Sử dụng thực phẩm bảo về hệ tim mạch khỏe mạnh
Chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được lợi ích của việc chạy bộ, tuy nhiên vẫn có một số người do quá bận rộn nên vẫn còn chần chừ lên kế hoạch tập luyện. Họ chọn cho mình giải pháp “Ăn đúng hơn tập nhiều”. Quả thật không sai, thực phẩm nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Trong đó, thực phẩm chứa nhiều chất chống oxi hóa (hay còn gọi là anti-oxidants) rất tốt cho người gặp vấn đề về tim mạch.
Những loại thực phẩm quá quen thuộc trên thị trường như chocolate đen hay trà xanh. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sử dụng lại có dấu hiệu của tiểu đường hay vấn đề liên quan đường ruột do trà gây ra. Hiện nay, xu hướng hiện đại chuyển sang sử dụng sản phẩm tự nhiên từ trái cây là một phần tất yếu. Nắm bắt được nhu cầu đó, Lavite đang cung cấp một sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân gặp vấn đề về tim mạch.
Bạn nên chú ý bổ sung thường xuyên nhiều loại rau quả tươi, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, sữa ít béo... để cân bằng được chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Hãy cố gắng bổ sung thật nhiều axit béo Omega 3 trong các loại thực phẩm vì chất này sẽ giúp bạn chống lại nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật... không tốt cho cơ thể.
Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc: Đây được xem là nhóm thức ăn tốt cho tim mạch, đạt hạng “vàng” trong nhóm các thực phẩm có lợi cho tim mạch và cơ thể vì chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng, có lợi cho hoạt động của tim. Ví dụ như bưởi, đây được xem là một loại thức ăn tốt cho tim mạch, có tác dụng làm giảm mỡ máu, cà chua giúp hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não. Các loại trái cây như nho, chuối, dừa còn cung cấp kali - lượng kali ổn định (không quá cao, không quá thấp) sẽ giúp tim hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Lựa chọn chất béo thông minh: Chất béo là một trong 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày. Tuy nhiên cần phân biệt rõ chất béo có hại và chất béo có lợi. Muốn tốt cho tim mạch, điều đầu tiên bạn cần làm là hạn chế tối đa tất cả các loại thức ăn chứa acid béo bão hòa, triglyceride, cholesterol… như thức ăn chế biến bằng mỡ động vật, thức ăn nhanh,… Thay vào đó, sử dụng các loại thức ăn có chứa những loại acid béo có lợi (không bão hòa) như MUFA, PUFA. Các acid béo này có nhiều trong các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu gạo, v.v…), mỡ cá. Trong trường hợp cần thay thế bữa ăn hoặc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, có thể sử dụng các loại thức uống dinh dưỡng giúp cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết.
Giảm muối, tăng Kali: Rể hệ tim mạch khỏe mạnh, bạn nên giảm ăn mặn (giảm muối). Lý do là vì khi cơ thể nạp lượng muối vượt quá lượng cho phép (khoảng 2 muỗng cà phê/ngày), Natri trong muối sẽ hút nước từ thành động mạch vào mạch máu, làm động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên, từ đó tăng nguy cơ cao huyết áp, gây bệnh tim mạch.
Ngược lại với Natri, cơ thể lại rất cần cung cấp lượng Kali đầy đủ. Một trong những hậu quả của việc thiếu Kali chính là rối loạn nhịp tim và tác động xấu đến huyết áp. Vì vậy, thức ăn tốt cho tim mạch cần giàu Kali nhằm giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Kali có nhiều trong khoai lang, khoai tây, các loại đậu, các loại trái cây như chuối, cam, mận khô,..
Hạn chế rượu, bia: Theo các nghiên cứu khoa học, hệ tim mạch của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu uống ít hơn 60ml rượu nguyên chất mỗi ngày. Do đó, bạn không cần phải kiêng dùng bia rượu tuyệt đối nhưng nên hạn chế sử dụng trong mức cho phép (khoảng 680ml bia, 95ml rượu whisky, 285ml rượu vang).
3. Tránh căng thẳng và ngủ đủ giấc
Một trong những kinh nghiệm mà ông bà ta để lại là “Nóng hại tâm, buồn bực hại gan” quả là không sai! Về vấn đề này, PGS.TS Đoàn Quốc Hưng (Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Việt Đức) có chia sẻ: lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh nhưng hệ thống tim mạch là hệ thống bị ảnh hưởng nhanh, nhiều và mạnh của stress.
Cụ thể là, khi nóng giận, bạn thử để ý, tim phải đập nhanh hơn, có khi lên đến 100-120 nhịp/phút (bình thường là 80 nhịp/phút). Nếu tình trạng nóng giận, lo lắng xảy ra thường xuyên sẽ làm cho tim bị suy giảm chức nang rồi dẫn đến suy tim hay vỡ mạch máu (do tim bơm máu quá nhanh và mạnh).
Hệ thần kinh giao cảm của chúng ta có những cơ chế giúp cơ thể “phản ứng nhanh” với các tình huống được cảm nhận như là những tín hiệu nguy hiểm. Đằng sau những phản ứng của cơ thể và cảm xúc trước stress là vai trò của những nội tiết tố như adrenalin, noradrenalin, cortisol.
Các nội tiết tố này có tác dụng giúp cơ thể tập trung tối đa và phản ứng ngay lập tức với tình huống phải đối phó. Tim đập nhanh hơn, nhịp thở nhanh hơn để tăng cung cấp oxy; tay chân bị lạnh do các mạch máu ngoại biên co lại nhằm dồn máu cho các cơ quan quan trọng; cơ bắp căng cứng do ở trạng thái sẵn sàng phản ứng.
Tuy nhiên, nếu yếu tố gây stress quá mạnh hoặc kéo dài, nội tiết tố tiết ra quá mức có thể kìm nén hệ miễn dịch, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, sức khỏe suy giảm, cơ thể gặp nhiều tác hại, hàng loạt bệnh cơ hội sẽ xuất hiện.
Hiện tại vẫn cần có thêm các nghiên cứu nhằm xác định rõ hơn vai trò của stress với bệnh tim mạch, nhưng stress đúng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành, căn bệnh được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Bên cạnh đó, stress có ảnh hưởng đến các hành vi và yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đó là tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu, hút thuốc, ít vận động, ăn uống quá độ. Dùng rượu bia để “nâng chén tiêu sầu” hoặc hút thuốc lá để “gửi nỗi buồn trôi theo làn khói” là những yếu tố gây stress ngược lại cho cơ thể, làm tăng huyết áp và tổn hại thành mạch máu.
Ngoài tránh hay cố gắng kiềm chế cơn nóng giận, ngủ đủ giấc cũng là một biện pháp hữu hiệu cho người gặp vấn đề về tim mạch. Khoa học hiện đại ngày càng công nhận sự quan trọng của giấc ngủ, đặc biệt đối với sức khỏe của con người. Hãy ngủ mỗi ngày từ 6-8h để có một trái tim khỏe mạnh.
4. Sử dụng thực phẩm chức năng Bi-Q10 hoặc Bi-Cozyme hàng ngày
Bi-Q10 là một sản phẩm kết tụ mọi yếu tố để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não, gan và thận... Bi-Q10 có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành....
Bi-Q10 hỗ trợ điều trị:
>> Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu,
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.
>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Giúp điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Bi-Q10 giúp ổn định và điều hòa huyết áp.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng
Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN: Bi-Q10 - Bổ tim mạch, chống xơ vữa động mạch - Lọ 100 viên
Bi-Cozyme giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu. Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, điều trị cao mỡ mãu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
* Đối tượng sử dụng Bi-Cozyme: Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stant, nhồi máu cơ tim, sau tai biến mạch máu não, can thiệp tim mạch, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...
* Hướng dẫn sử dụng Bi-Cozyme: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 45 phút hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Liệu trình điều tri: những người đang bị cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim dùng liều tối đa 4 viên/ngày chia 2 lần trước bữa ăn 45 phút, đợt dùng 3 tháng sau đó dùng liều duy trì 2 viên/ngày chia 2 lần trước ăn 45 phút trong vòng 3 đến 6 tháng.
VIDEO CHI TẾT VỀ CÔNG DỤNG CỦA BI-COZYME
Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Hãy tạo thói quen đi khám sức khoẻ định kỳ để kiểm tra được các thông số về hàm lượng cholesterol và huyết áp trong cơ thể bạn. Chỉ số đường huyết trong cơ thể bạn cũng là một nguyên nhân có thể gây ra bệnh tim mạch. Ngoài ra, nếu gia đình bạn có tiền sử của bệnh đái tháo đường hoặc béo phì thì bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn. Đây cũng là cách giúp bạn kiểm soát được sức khoẻ của mình để kịp thời ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến bệnh tim.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu làm gì để tốt cho tim mạch và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét