Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Chữa bệnh hẹp mạch vành như thế nào


Hẹp mạch vành là căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Vậy chữa bệnh hẹp mạch vành như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh hẹp mạch vành là căn nguyên tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch. Bệnh hẹp động mạch vành xuất hiện khi một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp tắc do các nguyên nhân khác nhau thường là do hình thành những mảng vữa xơ dẫn đến tình trạng động mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxi cho cơ tim. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách chữa hẹp mạch vành như thế nào.
Chữa bệnh hẹp mạch vành như thế nào
* Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp mạch vành
Nguyên nhân của bệnh hẹp mạch vành là do sự lắng đọng của các thành phần cholesterol trong máu, làm tổn thương lớp lót bên trong lòng động mạch vành (tế bào nội mạc), gây viêm mạn tính thành mạch máu. Phản ứng viêm khiến cơ thể huy động một lượng lớn tiểu cầu và các tế bào miễn dịch tập trung về vị trí tổn thương với mục đích “làm liền” vết thương. Những tế bào này sau đó có thể kết dính với cholesterol và canxi làm hình thành nên các mảng xơ vữa trên thành mạch. Các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên theo thời gian, chúng có thể bị nứt vỡ ra và tiếp tục làm tổn thương động mạch, đồng thời tạo tiền đề hình thành nên các cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu, gây ra cơn nhồi máu cơ tim.
Những yếu tố nguy cơ của bệnh hẹp mạch vành bao gồm: Hút thuốc lá, tuổi tác lớn, nam giới có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nữ giới, tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành, mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, ít vận động, cuộc sống căng thẳng lo âu kéo dài, mắc các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, chẳng hạn như đái tháo đường type 2 hoặc béo phì...
* Cách chữa hẹp mạch vành như thế nào?
+ Điều trị nội khoa: là phương pháp điều trị dùng thuốc; có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều loại thuốc với nhau như: các thuốc chống kết tập tiểu cầu; các thuốc chẹn beta; các thuốc chẹn kênh calci; các thuốc hạ mỡ máu. Và một điều rất quan trọng là sửa chữa các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, đặc biệt là bỏ thuốc lá; điều trị tốt bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp…
+ Điều trị can thiệp:
- Can thiệp động mạch vành qua da: Là thủ thuật dùng các dụng cụ chuyên biệt để nong đoạn động mạch vành bị hẹp, làm lưu thông máu trở lại bình thường đoạn động mạch vành bị hẹp mà không phải phẫu thuật.
- Mổ bắc cầu nối chủ - vành: Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch bắc cầu từ động mạch chủ qua vị trí động mạch vành tổn thương nối với đoạn động mạch vành phía sau đoạn hẹp; như vậy máu sẽ được tái cung cấp cho vùng cơ tim bị thiếu máu thông qua 1 cầu nối mới.
Chữa bệnh hẹp mạch vành như thế nào
* Cách phòng bệnh hẹp mạch vành
Có 2 chiến lược phòng bệnh hay dự phòng: dự phòng tiên phát (dự phòng không cho bệnh lý xảy ra) và dự phòng thứ phát (tức là dự phòng không cho bệnh tái phát). Tuy nhiên, dù là cách dự phòng nào cũng cần phải:
- Tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, đặc biệt với những người bệnh cần dự phòng tái phát bệnh.
- Điều trị kiểm soát tốt một số bệnh lý là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành như: Đái tháo đường; huyết áp cao; rối loạn lipid máu và béo phì.
- Thay đổi các thói quen hay lối sống xấu như: Bỏ thuốc lá (nếu hút thuốc); tập thể dục thường xuyên, đều đặn tốt nhất là ít nhất 30 phút/ngày; ít nhất 3 ngày/tuần); tránh các căng thẳng trong cuộc sống, công việc; ăn giảm muối, hạn chế ăn mỡ và các nội tạng động vật, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, giàu đường, tránh tăng cân.
+ Sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp giảm tắc hẹp mạch vành: Trong những thập niên trở lại đây, xu hướng sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, bởi tính an toàn và những hiệu quả vượt trội mà chúng mang lại. Qua nhiều nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số hoạt chất sinh học có trong các thảo dược tự nhiên như White Willow Bark Ext và Horse Chestnut Seed ExtBromelain, Papain, SerrapeptaseNattokinase có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch bằng cách giảm cholesterol máu và chống viêm mạnh, đồng thời chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giãn động mạch vành, nhờ đó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Tại Mỹ, các hoạt ch��t này đã được nghiên cứu ứng dụng trong một số sản phẩm hỗ trợ, chẳng như Bi-Cozyme, Rutozym giúp người bệnh chung sống khỏe mạnh với bệnh mạch vành. Đây cũng là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
bi-cozyme
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa bệnh hẹp mạch vành như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Cholesterol trong máu cao nên ăn gì - BNC medipharm


Bạn bị cholesterol trong máu cao, bạn đang tìm món ăn tốt cho bệnh, bạn chưa biết ăn gì? Cholesterol trong máu cao nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Cholesterol là một chất béo có tên là steroid có ở màng tế bào trong tất cả các mô tổ chức của cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương. Nguồn cung cấp cholesterol cho cơ thể bao gồm cholesterol từ thức ăn và cholesterol được tổng hợp trong cơ thể. Vậy cholesterol trong máu cao nên ăn gì? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
Cholesterol trong máu cao nên ăn gì
* Cholesterol trong máu cao nên ăn gì?
+ Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.
- Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành: Các nghiên cứu chỉ raăn đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng hạ nồng độ cholesterol trong máu tự nhiên. Ăn một miếng đậu hũ hoặc uống ly sữa đậu nành mỗi ngày làm giảm cholesterol xuống 5-6%.
- Ăn táo: Táo là thực phẩm có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu. Táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan với acid. Trong táo còn có chứa nhiều Pectin có thể hạ thấp cholesterol và do đó tăng cường hiệu lực hạ lượng mỡ trong máu. Không chỉ vậy, táo còn có thể phân hủy acid acetic, đây là hoạt đọng có lợi cho việc ngăn chặn sự sự dị hóa của cholesterol và triglycerides.
- Giá đỗ: Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có chức năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, trong quá trình nảy mầm, lượng vitamin của giá đỗ tăng cao khoảng 67 lần so với hạt đậu ban đầu. Vitamin C có thể thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và ngăn ngừa tích tụ thành động mạch. Giá đỗ có chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các chất cholesterol có hại cho cơ thể.
+ Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
Cholesterol trong máu cao nên ăn gì
+ Ăn yến mạch mỗi ngày: Cháo bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan nên có thể giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn có thể ăn chung yến mạch cùng chuối và các loại rau củ khác để đảm bảo ngon miệng, cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể.
+ Các loại hạt: Trong lạc hàm chứa phong phú sterol thực vật, đây là một loại hợp chất stero tồn tại phổ biến ở trong các loại thực phẩm có vỏ cứng như quả óc chó, vừng, hạnh nhân… có thể khống chế cơ thể hấp thụ cholesterol, giảm thấp mức cholesterol trong máu.
+ Các loại cá: Trong cá hồi hàm chứa phong phú axít béo không bão hòa, có thể giảm thấp mức triglycerides trong máu, đồng thời co thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản. Trong các loại cá nước ngọt, cá chép cũng là loại thực phẩm được giời thiệu để giảm mỡ máu. Cá chép mặc dù có hàm lượng mỡ khá cao, nhưng đa phần là axit béo không bão hóa, có thể giúp giảm thấp cholesterol.
+ Thịt gà bỏ da: So sánh với thịt đỏ như lợn, bò, dê thì thịt gia cầm (thịt trắng) hàm chứa khá nhiều acid béo không bão hòa, càng thích hợp hơn với nhưng người có mức mỡ máu dị thường. Tuy nhiên, khi ăn thịt gia cầm nhất định phải bỏ da, trong đó thịt gà là nguồn protein tốt nhất, sau khi bỏ da thì có thể bỏ đi đại đa phần lượng mỡ, là loại thịt được lựa chọn đầu tiên trong các loại gia cầm. Thịt vịt, ngan mặc dù có thể bỏ da, tuy nhiên vẫn chưa khá nhiều hàm lượng chất mỡ, nên ăn ít.
+ Ngoài ra nên ăn các món ăn sau:
- Ăn nhiều tỏi
- Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.
- Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt.
- Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh)
- Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
Cholesterol trong máu cao nên ăn gì
- Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ máu như: Gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
* Người bị cholesterol trong máu cao không nên ăn gì
- Không nên hút thuốc lá.
- Không nên ăn các món chiên xào, óc heo, mỡ, da gà, da vịt, da heo, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng, xí quách…
- Không ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp, …)
- Không uống nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu)
- Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo transfat có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cholesterol trong máu cao nên ăn gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Cách điều trị tai biến mạch máu não như thế nào


Tai biến mạch máu não là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Cách điều trị tai biến mạch máu não như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tai biến mạch máu não là một biến chứng nặng, dễ tử vong, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, tâm thần và đời sống người bệnh. Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột và không biết nó sẽ xảy ra lúc nào. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cách điều trị tai biến mạch máu não như thế nào.
Cách điều trị tai biến mạch máu não như thế nào
* Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não là một rối loạn khu trú của não bộ nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch máu) và xuất huyết não (vỡ mạch máu), có tiến triển nhanh trên lâm sàng vì bệnh thường do một mạch máu não bị vỡ hoặc tắc đột ngột.
- Nhồi máu não (chiếm 80%): Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu. Tình trạng bít tắc này kéo dài gây cản trở máu lưu thông đến não, khiến các tế bào não bị thiếu hụt oxy quá mức và chết.
- Xuất huyết não (chiếm 20%): Xuất huyết não xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, khiến máu thấm vào mô não và từ đó gây tổn thương cho các tế bào não.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO tai biến mạch máu não hay đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Tại Việt nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não, khoảng 50% trong số đó tử vong. Bệnh xảy ra ở bất kỳ giờ nào trong ngày và bất cứ mùa nào trong cả năm.
* Cách điều trị tai biến mạch máu não
Nguyên tắc điều trị:
+ Chống phù não:
- Nằm cao đầu 30-40 độ
- Đảm bảo thông khí.
- Giảm thân nhiệt
- Truyền dịch: Mainitol, không nên truyền Glucose.
Cách điều trị tai biến mạch máu não như thế nào
+ Điều trị theo thể bệnh:
- Đối với xuất huyết não:
>> Dùng thuốc cầm máu: hemocaprol, transamin,... sớm trong 2-3 ngày đầu của bệnh                        
>> Dùng thuốc chống co thắt mạch: nimotop theo đường truyền trong 5-7 ngày đầu sau đó chuyển sang dùng đường uống với liều 60mg/ngày trong 2 tuần. Lưu ý theo dõi huyết áp khi dùng nimotop.
>> Bù điện giải nhất là Na+.
- Đối với đột quỵ thiếu máu: Dùng các thuốc phục hồi, cải thiện dòng máu: Thuốc tiêu huyết khối, Thuốc chống đông như Bi-Cozyme, Rutozym,…
Dùng thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng não: Bi-Cozyme, Rutozym,…
- Điều trị triệu chứng: Dùng thuốc chống co giật, hạ sốt, chống đau đầu,... khác
* Cách phòng bệnh tai biến mạch máu não
Để phòng ngừa tai biến mạch máu não mỗi người cần phải chú ý các điều sau:
+ Bỏ thuốc lá
+  Cần  đo huyết áp đều đặn.
+ Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
+ Phụ  nữ uống thuốc ngừa thai, nhất là các bà  trên 30 tuổi
+ Tránh ăn muối nhiều quá. Ðồ hộp, bột ngọt chứa nhiều muối.
Cách điều trị tai biến mạch máu não như thế nào
+ Tránh ăn quá nhiều mỡ, nhất là chất béo bão hòa và  cholesterol
+ Tập thể dục: đi bộ 20 - 30 phút mỗi ngày hay bơi lội 34 lần mỗi tuần
+ Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
+ Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…
+ Ðiều trị tốt các bệnh tim mạch và tình trạng căng thẳng thần kinh. Tránh mất ngủ.
+ Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
+ Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim: Bạn có thể tham khảo các sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng trên thị trường hiện nay như Bi-Cozyme và Rutozym…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách điều trị tai biến mạch máu não như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới an toàn hiệu quả


Bạn bị nhồi máu cơ tim thành dưới, bạn đang tìm cách điều trị, bạn chưa biết cách nào? Điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý không hiếm gặp hiện nay, đây là căn bệnh theo các bác sĩ cho biết là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Nhồi máu cơ tim vùng thành dưới chiếm tỷ lệ 40 -50 % các bệnh về nhồi máu cơ tim. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cách điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới như thế nào.
Điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới an toàn hiệu quả
* Tiên lượng về bệnh nhồi máu cơ tim thành dưới
Nhồi máu cơ tim vùng thành dưới chiếm hơn 40 - 50% của tất cả nhồi máu cơ tim. Thông thường, tiên lượng thuận lợi hơn nhồi máu cơ tim vùng thành trước (trong bệnh viện tử vong chỉ 2 - 9%), tuy nhiên một số yếu tố cho thấy kết quả tồi tệ. Lên đến 40% bệnh nhân nhồi máu cơ tim vùng thành dưới sẽ có một đồng thời nhồi máu thất phải. Những bệnh nhân này có thể phát triển hạ huyết áp nặng - đáp ứng với nitrat và thường có tiên lượng xấu hơn. Có đến 20% bệnh nhân nhồi máu cơ tim vùng thành dưới sẽ phát triển nhịp tim chậm đáng kể do block AV cấp hai hoặc ba. Những bệnh nhân có tăng tỷ lệ tử vong trong bệnh viện (> 20%). Nhồi máu cơ tim vùng thành dưới cũng có thể được kết hợp với nhồi máu cơ tim thành sau, tiên lượng ban đầu xấu hơn do diện tích của cơ tim có nguy cơ tăng.
* Nhận biết bạn bị nhồi máu cơ tim vùng thành dưới
+ ST cao ở đạo trình II, III và aVF.
+ Phát triển sóng Q ở II, III và aVF.
+ ST đối ứng chênh xuống ở aVL (± DI).
* Thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim thành dưới
Nhồi máu cơ tim vùng thành dưới có thể do tắc tất cả ba động mạch vành: Phần lớn (~ 80%) của nhồi máu cơ tim vùng thành dưới là do tắc động mạch vành phải chi phối (RCA).
Ít phổ biến hơn (khoảng 18%), các động mạch vành thủ phạm là động mạch mũ trái chi phối (LCX).
Thỉnh thoảng, nhồi máu cơ tim vùng thành dưới có thể do tắc của một "đoạn III" hoặc "bao quanh" mạch xuống trước trái (LAD). Điều này tạo ra các mô hình bất thường của đồng thời ST chênh lên ở thành dưới và trước ST cao.
Điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới an toàn hiệu quả
Trong khi cả hai động mạch vành phải và tắc động mạch mũ có thể gây nhồi máu cơ tim vùng thành dưới, các khu vực chính xác của nhồi máu trong mỗi trường hợp hơi khác nhau:
Vùng RCA bao gồm các phần giữa thành dưới, bao gồm vách liên thất thấp.
Vùng LCX bao gồm một phần thành dưới bên và khu vực sau dưới trái.
* Cách điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới
AMI thành dưới nhỏ, trên bệnh nhân có EF bình thường, có nguy cơ tử vong thấp. Do đó có lợi ích thấp hơn từ tiêu huyết khối nếu AMI Chỉ biểu hiện ST chênh lên ở II, III, aVF, ST chênh xuống Chỉ ở aVL. Trường hợp có chống chỉ định với tiêu huyết khối và AMI xảy ra trên 6 giờ, thì tiêu huyết khối không được chỉ định. Chụp mạch ± PCI được khuyến cáo, nếu có sẵn, để tránh nguy cơ gây chảy máu nội sọ.
+ Case 13-1: Trì Hoãn Tiêu Sợi Tơ Huyết Trên Bệnh Nhân Có AMI Thành Dưới Nhỏ
Bệnh sử: Bệnh nhân nữ 68 tuổi biểu hiện sau 3h đau ngực. Cô ấy không có liên quan đến chống chỉ định với tiêu sợi tơ huyết.
ECG 13-1 (Type 1b): ST chênh lên: thấp, II, III, aVF; ST chênh xuống: thấp, aVL; sóng T hyperacute: II, III, aVF. Mặc dù điểm ST thấp và ST chênh lên chỉ ở 3 đạo trình (kèm theo hình ảnh soi gương ở aVL), nhưng ECG này vẫn chẩn đoán là AMI thành dưới.
Diễn biến lâm sàng: ECG bên phải được làm sau đó cho kết quả âm tính. Bệnh nhân không có chống chỉ định với tiêu sợi tơ huyết. Tuy nhiên, bác sĩ không nhận ra AMI. ECG thứ hai phát hiện tăng ST chênh. Bác sĩ đã chỉ định tiêu sợi tơ huyết 108 phút sau khi biểu hiện. Đỉnh CK toàn phần là 380 IU/L mặc dù trì hoãn.
Điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới an toàn hiệu quả
Kết luận: ECG này, có điểm ST nhỏ, biểu hiện một AMI nhỏ; tuy nhiên, liệu pháp tiêu sợi tơ huyết nhanh chóng được chỉ định
+ Case 13-2: AMI Thành Dưới và Trì Hoãn Liệu Pháp Tái Tưới Máu
Bệnh sử: Bệnh nhân nữ 56 tuổi biểu hiện 45 phút đau ngực. .
ECG 13-2 (Type 1b): ST chênh lên: thấp, II, III, aVF; và ST chênh xuống: thấp, aVL, chẩn đoán là AMI thành dưới.
Diễn biến lâm sàng: Bác sĩ đã không nhận ra AMI và gửi lên đơn vị tim mạch cao hơn mà không thực hiện liệu pháp tái tưới máu. Làm lại ECG 2 h sau đó, chẩn đoán rõ là AMI. Tiêu huyết khối được chỉ định và mạch máu đã tái tưới máu. Nong mạch sau đó để mở thông đoạn giữa RCA bị tắc. Siêu âm tim khi nghỉ ngơi phát hiện có rối loạn hoạt động thành dưới nhưng phân số tống máu vẫn trong giới hạn bình thường.
Kết luận: Liệu pháp tái tưới máu không cần thiết trì hoãn đến tận 2h.
* Nhịp tim chậm và Block AV trong nhồi máu cơ tim thành dưới: Có đến 20% bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành dưới sẽ phát triển block AV cấp hai hoặc ba.
Có hai cơ chế giả định cho việc này: Thiếu máu cục bộ của nút nhĩ thất do lưu lượng máu bị suy yếu qua các động mạch nút AV. Động mạch này phát sinh từ RCA 80%, do đó sự tưới máu của mình kém khi nhồi máu cơ tim do tắc RCA.
Các block dẫn truyền có thể phát triển hoặc như là một sự tiến triển từng bước từ block độ 1 qua Wenckebach đến block hoàn thành (trong 50% trường hợp) hoặc khởi phát đột ngột block cấp hai hoặc cấp ba (trong 50% còn lại).
Có thể dấu hiệu này của bệnh nhân cũng biểu hiện của rối loạn chức năng nút xoang như xoang nhịp tim chậm, tạm dừng xoang, block xoang nhĩ và bắt xoang. Tương tự như rối loạn chức năng nút AV, điều này có thể là kết quả của tăng trương vagal hoặc thiếu máu cục bộ của nút SA (động mạch nút SA được cung cấp bởi RCA trong 60% số người).
Nhịp tim chậm và block AV trong bối cảnh nhồi máu cơ tim thành dưới thường thoáng qua (giờ kéo dài đến ngày), đáp ứng tốt với atropine và không đòi hỏi tạo nhịp vĩnh viễn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu điều trị nhồi máu cơ tim thành dưới an toàn hiệu quả. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Cholesterol cao gây bệnh gì - BNC medipharm


Cholesterol cao là tình trạng phổ biến hiện nay. Vậy cholesterol cao gây bệnh gì là câu hỏi của nhiều người. Tình trạng cholesterol cao không chỉ gặp ở người béo mà người gầy cũng sẽ bị cholesterol cao do di truyền, ăn uống và thói quen. Cholesterol là một loại chất béo sáp rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào trong cơ thể người. Cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim cũng như nhiều bệnh mãn tính khác. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cholesterol cao gây bệnh gì?
Cholesterol cao gây bệnh gì
* Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo có trong màng tế bào của đại đa số các mô tổ chức trong cơ thể và chúng được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người. Nguồn gốc của cholesterol phần lớn là từ thức ăn được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, và một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn như: sữa, trứng, não, thịt đỏ, lòng lợn, lòng bò, mỡ động vật, tôm… Đặc điểm của cholesterol là: không thể tan trong máu khi di chuyển đến các tế bào thì phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein là chất do gan tổng hợp ra, tan trong nước mang theo cholesterol).
Như thế nào được gọi là Cholesterol cao?
Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.
* Các nguyên nhân gây ra cholesterol cao
+ Tuổi tác và giới tính: Mức cholesterol xấu thường tăng theo tuổi tác và nam giới có nhiều nguy cơ có mức cholesterol cao hơn phụ nữ.
+ Stress: Stress có vẻ là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh hiện nay và cholesterol cao là một trong những bệnh có nguyên nhân từ thủ phạm này.
+ Thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng nguy cơ cholesterol cao, đặc biệt chất béo thường tụ tập ở bụng của bạn thay vì ở phần ngực, hông và đùi.
Cholesterol cao gây bệnh gì
+ Thiếu tập thể dục: Không tập thể dục đầy đủ có thể làm tăng mức cholesterol xấu, nhưng những hoạt động nhẹ nhàng có thể nâng cao mức độ cholesterol tốt.
+ Rượu: Uống nhiều hơn lượng rượu được khuyến cáo có thể làm tăng thêm mức độ của một loại chất béo trong máu, gọi là chất béo trung tính, điều này làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể bạn.
+ Các vấn đề về sức khỏe: Đôi khi mức cholesterol cao là một phần báo hiệu của những bệnh tật khác như bệnh tiểu đường, suy giáp và các vấn đề với tuyến tụy. Nhưng những căn bệnh này chỉ chiếm khoảng 10-20% của mức cholesterol cao.
+ Thực phẩm béo: Không phải cứ thừa cân thì mới mắc bệnh cholesterol cao. Nếu bạn ăn nhiều thức ăn rán giòn, sôcôla, bánh ngọt, bánh nướng và bánh bích quy, thì sau đó mức độ cholesterol xấu trong cơ thể bạn có thể sẽ tăng khá cao.
* Cholesterol cao gây bệnh gì?
Cholesterol cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol xấu lại có thể gây các bệnh như:
+ Đau thắt ngực: Đau thắt ngực, được đặc trưng bởi sự co thắt ngực và đau, là kết quả của việc hạn chế lưu thông máu các động mạch bị tắc bởi có quá nhiều cholesterol xấu. Các động mạch bị tắc và hẹp lại vì sự lắng đọng các chất béo, gây cản trở lưu thông máu tới tim. Đau thắt ngực có thể dẫn tới bệnh tim mạch.
+ Xơ vữa động mạch: Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, xuất hiện khi các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Mảng bám là chất được tạo thành bởi cholesterol, chất béo và canxi. Mảng bám tích tụ trong thành động mạch sẽ khiến cho động mạch bị cứng và hẹp lại, có thể gây tắc nghẽn làm máu và oxy không thể lưu thông. Kết quả là sẽ gây đột quỵ và đau tim.
Cholesterol cao gây bệnh gì
+ Huyết áp cao: Trong khi cholesterol tốt không gây tăng huyết áp thì cholesterol xấu lại gây ra tình trạng này. Trên thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Hàm lượng cao cholesterol xấu có thể dính vào thành động mạch cũng như các mạch máu khác. Nó làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến tim phải làm việc vất vả gấp đôi. Ngoài ra, cũng có một lực máu mạnh hơn trên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
+ Bệnh động mạch ngoại biên: Cholesterol cao có thể làm tăng khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này là do các động mạch ở chân bị tắc nghẽn do tích tụ mảng bám. Kết quả là chân của bạn không nhận đủ oxy hoặc máu và hình thành bệnh động mạch ngoại biên, vốn là bệnh gây đau đớn của các động mạch chân. Bên cạnh những ảnh hưởng tới chân, động mạch ngoại biên có thể đe dọa đau tim và gây ra các vấn đề tim mạch khác.
+ Đột quỵ: Khi các động mạch tới não bị tắc nghẽn hoặc hẹp do hàm lượng cholesterol cao, máu và oxy không thể tới não. Nếu các tế bào não không nhận đủ oxy và máu, chúng bắt đầu chết và gây đột quỵ. Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ gồm nói khó hoặc líu lưỡi, đi lại khó khăn, liệt hoặc tê một bên mặt hoặc cơ thể, nhìn mờ, nhìn đôi hoặc có điểm đen. Một số người bị đau đầu đột ngột và dữ dội có thể gây nôn, chóng mặt hay kém nhận thức. Đột quỵ đòi hỏi phải có can thiệp y tế ngay lập tức.
+ Đau tim: Khi cholesterol hình thành trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, một người sẽ có nguy cơ bị đau tim. Trong khi đau tim, các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông, có thể ngăn không cho động mạch nhận máu, oxy và các cơ tim bắt đầu chết. Nếu lưu thông máu được phục hồi đúng lúc, qua hồi sức tim phổi, tim có thể hoạt động trở lại. Các dấu hiệu và triệu chứng của đau tim có thể gồm khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, nôn và đau bắt đầu từ ngực, tỏa đến vai, cánh tay, lưng và thậm chí cả răng, hàm. Những người từng có những dấu hiệu và triệu chứng này nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cholesterol cao gây bệnh gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột và cách phòng bệnh

Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, nó được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột và cách phòng bệnh ...