Nhồi máu não là một dạng bệnh tai biến mạch máu não, căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vậy biến chứng nhồi máu não như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu não là loại đột quỵ xảy ra do thiếu sự cung cấp máu lên não. Nó khác biệt với đột quỵ do xuất huyết não. Khoảng 70% đến 80% những cơn đột quỵ là nhồi máu não trong khi một số khác thì có các đặc điểm của cả nhồi máu não và xuất huyết não, số còn lại là xuất huyết não. Vậy nhồi máu não có những biến chứng như thế nào dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Biến chứng của nhồi máu não
+ Một nửa số bệnh nhân bị nhồi máu não dẫn đến đột quỵ và tử vong.
+ Một nửa còn lại thì có thể gặp một số biến chứng như:
- Các cơn co giật: Nguy cơ có các cơn co giật ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não khoảng 5 - 30%.
- Chảy máu đường tiêu hóa: Bệnh nhân đột quỵ nặng, đặc biệt những bệnh nhân cần nằm trong các đơn vị hồi sức cấp cứu, phải thông khí nhân tạo, sẽ tăng nguy cơ bị loét dạ dày chảy máu. Để giảm nguy cơ này, thầy thuốc sẽ chỉ định dùng các thuốc làm giảm độ acid dạ dày cho bệnh nhân.
- Tắc mạch: Bệnh nhân đột quỵ não thường tăng nguy cơ bị tắc mạch trong đó huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng cục máu đông xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu ở chân, nếu cục máu đông bị phá vỡ, nó sẽ di chuyển đến phổi gây ra tắc mạch phổi, đây là hậu quả nghiêm trọng thậm chí gây tử vong.
- Loét do tỳ đè: Loét do tỳ đè là những vùng da và tổ chức dưới da bị tổn thương do bị đè bởi xương và và phần bề mặt da bên ngoài trong một thời gian dài. Hậu quả của tổn thương da có thể nhẹ chỉ là đỏ da đến mức độ nặng gây loét xâu đến tận xương. Tổn thương loét sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân, hậu quả là kéo dài thời gian nằm viện.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sau khi bị đột quỵ não, bệnh nhân thường ít rời khỏi giường bệnh nên đi tiểu không hết, vẫn còn đọng nước tiểu trong bang quang. Một số bệnh nhân khác thì bí đái, do vậy phải đặt xông tiểu, đặc biệt trong những ngày đầu và tuần đầu sau đột quỵ não. Chính vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến đặt xông tiểu.
- Ngã: Sau đột quỵ não bệnh nhân thường có khó khăn về đi lại do yếu cơ, do liệt chi, hoặc giảm, mất phối hợp động tác. Khi một bệnh nhân không có khả năng hoặc hạn chế đi lại sẽ tăng nguy cơ bị loãng xương, tắc mạch, hoặc làm cho cơ bị yếu hơn. Các yếu tố nguy cơ này sẽ làm tăng nguy cơ bị gẫy xương khi bệnh nhân bị ngã. Ngã là một biến chứng thường gặp sau đột quỵ với tần suất gặp 25%.
- Các vấn đề liên quan đến tim mạch: Các vấn đề liên quan đến tim mạch như các rối loạn về nhịp, nhồi máu cơ tim có thể gặp ở bệnh nhân sau khi bị đột quỵ não. Vấn đề rất quan trọng đối với thầy thuốc là xác định liệu các vấn đề tim mạch gâu ra bởi đột quỵ, hay là không có liên quan đến đột quỵ, hay chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ não. Các xét nghiệm thường được thực hiện để đánh giá tình trạng này bao gồm ghi điện tâm đồ, xét nghiệm máu và theo dõi điện tim liên tục.
- Rối loạn nuốt: Hoạt động nuốt đòi hỏi cần sự phối hợp của các dây thần kinh với các cơ của lưỡi, miệng và họng. Khi não bị tổn thương do hâu quả của đột quỵ não có thể gây yếu các cơ và dẫn đến rối loạn nuốt. Rối loạn nuốt là một vấn đề cần quan tâm bởi vì nó làm tăng nguy cơ bệnh nhân hít phải nước bọt, thức ăn vào phổi và có thể gây ra viêm phổi do nuốt. Những bệnh nhân bị viêm phổi liên quan đến đột quỵ não có nguy cơ tử vong cao hơn và kết cục về lâu dài kém hơn khi so sánh với những bệnh nhân không bị viêm phổi.
* Điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp như thế nào?
+ Điều trị và dự phòng các biến chứng: điều trị động kinh; điều trị các biến chứng tim mạch, hô hấp, biến chứng nhiễm trùng (viêm phổi, viêm đường tiết niệu…); điều trị biến chứng teo cơ cứng khớp, loét, mảng mục…(tập phục hồi chức năng vận động; trăn trở bệnh nhân 3 - 4 giờ/1 lần; xoa bóp vùng tỳ đè…).
+ Những việc nên làm: nhanh chóng chẩn đoán xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh; bệnh nhân cần được nằm trên một đệm đặc biệt như đệm hơi hoặc đệm nước trong vài ngày đầu, khi huyết động ổn định chuyển sang tư th��� 30 độ; thở ôxy qua ống thông mũi hoặc đặt nội khí quản nếu cần; bù nước và điện giải; theo dõi tim mạch bằng monitoring ít nhất trong 24 giờ; những việc không nên làm như sử dụng thuốc chống đông hoặc chống ngưng tập tiểu cầu mà không chụp cắt lớp vi tính sọ não; dùng thuốc hạ huyết áp quá nhanh như adalat.
+ Điều trị nhằm vào mạch máu: Làm pha loãng máu (trong nhồi máu não thì tỷ lệ hematocrite tăng do đó dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn nên cần pha loãng máu nhưng phải theo dõi chức năng tim và quản lý huyết áp; sử dụng các thuốc chống đông và tiêu huyết khối nhưng phải theo dõi và chỉ định chặt chẽ (heparin được chỉ định trong bóc tách động mạch cảnh hoặc sống nền; fraciparin được chỉ định điều trị dự phòng tắc động mạch phổi và động mạch chi dưới; thuốc tiêu huyết khối được sử dụng trong trường hợp nhồi máu não thuộc động mạch não giữa ở những bệnh nhân được chẩn đoán sớm trong vòng 3 - 6 giờ sau tai biến, tại trung tâm đột qụy ở một số bệnh viện lớn; thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, plavix..., ngoài tác dụng điều trị dự phòng còn có tác dụng trong giai đoạn cấp); khống chế huyết áp cho phù hợp, không xử dụng thuốc hạ huyết áp quá nhanh như adalat.
+ Điều trị dự phòng tái phát: Điều trị tốt các yếu tố nguy cơ của TBMN như uống thuốc huyết áp thường xuyên theo đơn của bác sĩ, ăn nhạt muối, hạn chế mì chính; bỏ bia, rượu và thuốc lá; không dùng sâm, nhung hoặc cam thảo; kiểm soát tốt đường máu; hạn chế ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật; đi bộ, tập thể dục đều đặn tránh béo phì hoặc tăng cân; bóc lớp áo trong của động mạch cảnh khi hẹp trên 70%; điều trị thuốc chống ngưng tập tiều cầu (aspirin 100 - 300mg/ngày kéo dài 3 tháng trong trường hợp nhồi máu não lần đầu hoặc thiếu máu não cục bộ thoảng qua; kéo dài 6 tháng trong trường hợp nhồi máu não tái phát (cần tuân thủ chống chỉ định); điều trị thuốc kháng vitamin K trong trường hợp nhồi máu não có nguồn gốc từ tim.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các biến chứng của nhồi máu não và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét